Chủ nhật , 08/09/2024, 12:17 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Có nên dán băng dính cửa kính chống bão Yagi hay không?

Có nên dán băng dính cửa kính chống bão Yagi hay không?
(Tieudung.vn) - Nhiều người cho rằng dán băng dính lên cửa kính có thể ngăn chặn gió bão làm vỡ cửa. Tuy nhiên, việc này nên hay không nên?

Khoảng 10 giờ sáng nay, tâm bão số 3 áp sát vùng bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng, dự kiến đổ bộ khoảng 1-2 tiếng nữa, gây gió mạnh cấp 11-12, sức gió tối đa 133 km/h. Tại Hà Nội, theo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều tối 7/9, bão số 3 đi sâu vào Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Người dân đặt câu hỏi, dán băng dính cửa kính chống bão số 3 (bão Yagi) được không?

Theo các chuyên gia, khi có gió bão lớn, nhiều người cho rằng có thể dùng băng dính (băng keo) dán theo hình chữ X hoặc dán thành lưới trên cửa kính giúp gia cố cửa, tạo sự chắc chắn để cửa không bị vỡ. Tuy nhiên, điều này không đúng. Băng dính không thể giúp ngăn chặn các tình huống bất ngờ có thể xảy ra trong khi có bão.

Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cảnh báo việc dán băng dính lên cửa chỉ gây lãng phí thời gian, công sức và tất nhiên là lãng phí băng dính. Việc này không giúp tăng độ bền của kính cũng không ngăn được vấn đề kính bị vỡ.

Ngoài ra, khi đối mặt với các cơn bão lớn, nếu kính bị vỡ, các mảnh thủy tinh sẽ dính vào nhau gây ra nguy hiểm.

Có nên dán băng dính cửa kính chống bão Yagi hay không?

Dán băng dính lên cửa kính khi bão lớn đổ bộ là cách làm sai, không mang lại hiệu quả. Ảnh minh hoạ

Tương tự, KTS Nguyễn Minh Thủy, founder Công ty Kiến trúc Nhà của Gió cũng cho hay, việc dán băng keo lên kính để tránh bão là phương pháp người dân áp dụng từ thời xưa, chỉ dành cho loại kính thường. "Còn hiện tại, nhà dân dùng kính lớn, thường sử dụng loại kính dán an toàn hai lớp, ở chính giữa đã là lớp keo. Do đó việc dán thêm băng keo bên ngoài không có bảo vệ", cô nói.

Theo KTS Nguyễn Minh Thủy, thay vì dành thời gian dán băng cửa sổ, hãy chuẩn bị các biện pháp chuẩn bị phòng chống bão quan trọng khác, chẳng hạn như chuẩn bị túi đồ để sơ tán. Những phương pháp tạm thời như dán băng dính, film và tấm ván không thể chống lại sức mạnh khủng khiếp của cơn bão lớn. 

Những cách bảo vệ cánh cửa khi có bão:

Đóng cửa khi có bão

Trường hợp có gió bão lớn, bạn không nên mở cửa. Một số người cho rằng việc mở cửa có thể làm giảm chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài của căn nhà. Tuy nhiên, trong cơn bão, bạn đang muốn ngăn chặn các tác động của nó vào trong nhà chứ không phải để gió mưa tạt thẳng vào nhà. Vì vậy, tốt nhất là nên đóng tất cả các cửa để đảm bảo an toàn cho người ở trong.

Dùng ván ép chắn cửa

Ván ép là một nguyên liệu có độ bền cao, được sử dụng nhiều trong xây dựng. Để chống bão, bạn có thể tận dụng dũng tấm ván ép để chặn ở cửa sổ.

Trước khi cơn bão ập đến, bạn có thể chuẩn bị các tấm ván ép vừa với kích thước của cửa kính. Sử dụng các loại vít và chốt chịu lực, bu lông nở để gắn ván ép vào tường nhà (không gắn vào khung cửa).

Cố định các cửa bằng thanh chắn

Trước bão lớn, bạn có thể lắp đặt các thanh chắn bằng gỗ bên ngoài cửa để cửa không bị đẩy ra hoặc đẩy vào do chịu tác động của gió to, mưa lớn. Các thanh chắn này cần được gắn chặt và chắc cắn vào khung cửa, vào tường để đảm bảo sự ổn định.

Đặt các bao cát, vật nặng chắn gió

Nếu nhà bạn nằm ở các khu vực có gió lớn, có thể sử dụng các bao cát hoặc vật nặng như gạch, đá để chặn trước khu vực cửa kính. Cách này sẽ giúp giảm tác động trực tiếp của mưa gió vào kính của. Đây là giải pháp tạm thời nhưng cũng giúp giảm thiểu một phần nào đó thiệt hại do gió mạnh có thể gây ra.

Tags:
4.7 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.16044 sec| 803.195 kb